• Những xưởng may gia công hàng thiết kế Hà Nội cạnh tranh kinh doanh như thế nào?

Những xưởng may gia công hàng thiết kế Hà Nội cạnh tranh kinh doanh như thế nào?

Chia sẻ :

Các xưởng may gia công hàng thiết kế Hà Nội đang xuất hiện với số lượng lớn. Vì thế mà tính cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vậy thực trạng của tình hình này như thế nào?

 

Cạnh tranh là một tình thế không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh. Đây là mối quan hệ có thể xảy ra giữa những đối thủ trực tiếp hoặc tiềm ẩn. Hình thức cạnh tranh có thể là lành mạnh hay cạnh tranh tiêu cực. Vậy giữa các xưởng may gia công hàng thiết kế Hà Nội họ cạnh tranh như thế nào? 

Cạnh tranh là gì? Mục đích và ý nghĩa của cạnh tranh 

Cạnh tranh là gì? Mục đích và ý nghĩa của cạnh tranh 

Chúng ta nói rằng cạnh tranh là tình thế không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh. Nó xảy ra ở mọi ngành nghề và xuất hiện các mối quan hệ của nhiều chủ thể. Vậy cạnh tranh là gì? Vì sao phải cạnh tranh? Ý nghĩa của cạnh tranh là gì?

Cạnh tranh là gì? 

Có rất nhiều quan điểm cạnh tranh được đưa ra. Trong đó có một quan điểm được “đón nhận” nhiều nhất. Đó là quan điểm của Michael Porter. Ông là nhà tư tưởng chiến lược, là “bộ óc” quản trị có sức ảnh hưởng hàng đầu thế giới. M. Porter chính là cha đẻ của lý thuyết lợi thế cạnh tranh của các quốc gia.

Quan điểm cạnh tranh được ông đưa ra vào năm 1980 cho rằng: cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi.

Mục đích của cạnh tranh 

Mục đích của hoạt động cạnh tranh rất đơn giản. Các xưởng may gia công hàng thiết kế Hà Nội cạnh tranh với nhau để giành thị phần, lợi nhuận. Những xưởng may gia công Hà Nội muốn mình vượt trội hơn đối thủ. Họ muốn thị trường, khách hàng tin tưởng họ và chọn họ chứ không phải là xưởng may nào khác.

Ý nghĩa của cạnh tranh 

Ý nghĩa tốt đẹp của hoạt động này là thúc đẩy tính sôi động của ngành may. Nó tạo ra động lực giúp các xưởng may gia công hàng thiết kế kinh doanh tốt hơn

Tuy nhiên ý nghĩa này chỉ được tạo ra khi các xưởng may cạnh tranh lành mạnh. Thực tế vẫn có rất nhiều hành động không lành mạnh diễn ra. Và nó làm biến tướng đi ý nghĩa thực sự của cạnh tranh. Vậy thực trạng hoạt động cạnh tranh diễn ra như thế nào?

Có nhiều những xưởng may gia công hàng thiết kế Hà Nội cạnh tranh rất lành mạnh 

Có rất nhiều xưởng may gia công được hình thành tại Hà Nội. Chính vì thế mà giữa các xưởng nhận may đồ theo yêu cầu Hà Nội không thể không cạnh tranh. Khi họ cạnh tranh lành mạnh thì họ không mang “sát khí” tiêu diệt nhau. Nhưng họ cũng không hòa hoãn với nhau. Họ sẽ chọn các phương diện cạnh tranh “chính trực”.              

Tạo sự khác biệt trong dịch vụ hỗ trợ 

Cạnh tranh về dịch vụ hỗ trợ là một phương diện cạnh tranh rất lành mạnh. 

Mỗi xưởng may gia công khi hình thành đều xác định cho mình những giá trị cốt lõi riêng. Các xưởng nhận may theo mẫu tại Hà Nội khác nhau cũng sẽ có văn hóa khác nhau. Do đó, điều này được tận dụng để làm một yếu tố để cạnh tranh. 

Có nhiều những xưởng may gia công hàng thiết kế Hà Nội cạnh tranh rất lành mạnh 

 

Tùy thuộc vào triết lý kinh doanh của mình, mỗi xưởng sẽ có dịch vụ phục vụ khác nhau. Mỗi dịch vụ hỗ trợ đưa ra sẽ mang lại sự thu hút khách hàng khác nhau. Chiến lược dịch vụ xưởng may nào hấp dẫn khách hàng hơn thì họ có năng lực cạnh tranh tốt hơn. 

Dùng sản phẩm và chất lượng để cạnh tranh 

Sản phẩm và chất lượng sản phẩm chính là vũ khí cạnh tranh sắc bén nhất. Vũ khí này vừa tạo tính “ căng thẳng” cần thiết cho hoạt động cạnh tranh. Tuy nhiên noscungx khiến cho hoạt động cạnh tranh này inh bạch và lành mạnh nhất.

Chất lượng sản phẩm chính là “bộ mặt” của mỗi xưởng may gia công hàng thiết kế. Khi nâng cấp chất lượng để cạnh tranh, xửng may có thể thu về những hiệu  ứng rất tích cực. Nhất là khi mặt hàng sản xuất là đồ gia công. Khi đó, khách hàng lại càng đặt chất lượng lên cao nhất để làm tiêu chí chọn xưởng may.

Tuy nhiên cạnh tranh giữa các xưởng may không phải lúc nào cũng minh bạch, lành mạnh. Điều này có thể khiến họ đạt các lợi ích trước mắt. Tuy nhiên về lâu dài sẽ để lại nhiều hậu quả. Các hậu quả này ảnh hưởng đến chính họ và cả thị trường.

Có các hình thức cạnh tranh không lành mạnh vẫn luôn tồn tại trong thị trường may

Khi sử dụng hình thức cạnh tranh không lành mạnh các xưởng may có thể “đối phó” với đối thủ bằng cách:  

  • Phá giá thị trường

  • Cuộc chiến truyền thông mang tính đả kích 

  • Sử dụng nội gián thương mại

  • Dùng các “ thủ đoạn kinh doanh” để lôi kéo khách hàng. Gọi một cách trực tiếp hơn thì là “chơi xấu”. 

Đây là các phương thức cạnh tranh không được hoan nghênh. Nó có thể giúp xưởng may thu được một phần lợi nhuận nào đó. Nhưng về lâu dài, uy tín của xưởng sẽ bị ảnh hưởng. Không chỉ uy tín của xưởng may mà thậm chí nó cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến thị trường ngành may.

 

 

Có các hình thức cạnh tranh không lành mạnh vẫn luôn tồn tại trong thị trường may

 

Trên thị trường, các xưởng may gia công hàng thiết kế Hà Nội không thể không cạnh tranh. Tuy nhiên các xưởng may nên xây dựng cho mình các phương thức cạnh tranh lành mạnh. Có như vậy lợi ích đạt được mới có tính lâu dài. Và từ đó, vị thế của xưởng may cũng đồng thời được khẳng định.

  • Hạnh Xưởng May An Phong
  • Theo : xuongmayanphong.vn

---------------------------------------------

Chat với chúng tôi