• Quy trình quản lý một dự án của xưởng may công nghiệp tại Hà Nội

Quy trình quản lý một dự án của xưởng may công nghiệp tại Hà Nội

Chia sẻ :

 Mỗi xưởng may công nghiệp tại Hà Nội ra đời lại đòi hỏi có những công tác quản lý đi kèm. Vậy quá trình quản lý xưởng may diễn ra như thế nào? Quản lý có khó không? 

 

Một xưởng may công nghiệp tại Hà Nội có thể được coi là một doanh nghiệp đặc biệt. Và tất nhiên trong quá trình kinh doanh xưởng may không thể thiếu các hoạt động quản lý. Vậy quy trình quản lý xưởng may diễn ra như thế nào? Công tác quản lý có khó không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Quản lý có vai trò rất quan trọng đối với một xưởng may

Quản lý là gì? Vai trò của hoạt động quản lý và người quản lý đối với một xưởng may

Thep Wikipedia quản lý là việc quản trị của một tổ chức. Đó có thể là một doanh nghiệp, một tổ chức phi lợi nhuận hay cơ quan chính phủ. Quản lý bao gồm các hoạt động thiết lập chiến lược của một tổ chức và điều phối các nỗ lực của nhân viên (hoặc tình nguyện viên). Từ đó giúp hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp.

Hoạt động quản lý và người quản có vai trò rất lớn đối với sự thành công của một xưởng may:

  • Quản lý tạo ra sự liên kết mật thiết giữa những thành viên trong một xưởng may.

  • Người quản lý vạch ra kế hoạch mục đích và các thành viên sẽ thực hiện những kế hoạch đó. Quá trình giám sát (quản lý) sự thực hiện đó càng hiệu quả thì càng đảm bảo thành công.

  • Quản lý tạo động lực cho mọi thành viên của xưởng may bằng các kích thích, động viên. Thậm chí động lực còn được tạo ra khi công tác quản lý uốn nắn các sai lệch và quy trách nghiệm cho người phạm sai lầm.

Quản lý xưởng may có khó không? 

Để trả lời khó hay không thì bất kỳ mọi công tác quản đều không dễ dàng. Thậm chí nó còn rất phức tạp. Nhất là khi một xưởng may kinh doanh nhiều hướng khác nhau. 

Có những xưởng may là xưởng may gia công hàng trong nước. Tuy nhiên nó lại đồng thời là xưởng may gia công quần áo vnxk. Lúc này hướng kinh doanh của doanh nghiệp trở nên rất đa dạng. Các thị trường hướng đến cũng có những yêu cầu khác nhau. Do đó công tác quản lý càng trở nên phức tạp hơn.

Đó là chưa kể đến một người được thuê quản lý nhiều xưởng may. Khi đó họ có thể vừa phải định hướng chiến kuwocj cho xưởng nhận may theo mẫu tại Hà Nội. Và họ cũng có thể đồng thời phải quản lý xưởng may giày dẹp, may hàng cao cấp,...

Quy trình quản lý dự án của xưởng may công nghiệp tại Hà Nội 

Quy trình quản lý này được chia tách làm bước rõ rệt. Khi các bước này được hoàn thành tốt sẽ mang lại kết quả cao cho dự án của xưởng may.

Quản lý xưởng may rất phức tạp

Bước thứ nhất: Tiếp nhận và đánh giá dự án 

Dự án được tiếp nhận này có thể là:

  • Đơn đặt hàng của khách hàng, đối tác 

  • Dự án phát triển sản phẩm của chính xưởng may công nghiệp tại Hà Nội

Sau khi tiếp nhận dự án, nhà quản lý sẽ tiến hành đánh giá nó. Việc đánh giá được diễn ra trên nhiều khía cạnh. 

  • Quy mô của dự án 

  • Mục đích mà dự án hướng đến: khách hàng là ai? Thị trường mục tiêu là thị trường nào? 

  • Tính phức tạp và tầm quan trọng của dự án 

Bước thứ hai: Xây dựng kế hoạch và vạch ra định hướng cho dự án 

Sau khi đánh giá dự án của xưởng may công nghiệp, nhà quản lý phải xây dựng chiến lược. Chiến lược đưa ra cần bám sát vào: 

  • sản phẩm may của dự án: có thể là một loại sản phẩm hoặc nhiều chủng loại khác nhau. 

  • Đưa ra công nghệ cần sử dụng: hàng trong nước cần sử dụng công nghệ hàng với hàng xuất khẩu.

  • Thời gian hoàn thành dự kiến. Khi thời gian được vạch ra rõ ràng thì sẽ đảm bảo được tiến độ sản xuất. Và qua đó khả năng đạt được thành công sẽ cao hơn. 

Bước thứ ba: Phân chia công việc và quản lý quá trình thực hiện 

Đây là bước rất quan trọng trong quá trình quản lý. Các bước trên được coi là lý thuyết và bước này được coi là thực hành. Nếu lý thuyết tốt mà thực hành không tốt thì tất nhiên sẽ không đạt được kết quả. 

Các công việc chính trong bước này là: 

  • Nếu sản phẩm của dự án may đa dạng, người quản lý ần bóc tách các lớp sản phẩm. Sau đó giao từng chủng loại cho các bộ phận đảm nhận 

  • Đưa ra “định mức” cho từng sản phẩm: sản phẩm nào sử dụng loại vải nào, công nghệ nào. Loại chỉ sử dụng, đường may sử dụng hay kỹ thuật gia công là gì? 

  • Quản lý cách làm việc và hiệu suất của lao động. Công việc này có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của dự án.

Bước thứ tư: Báo cáo và bàn giao kết quả 

Bước này bao gồm việc đánh giá và bàn giao. Đây là bước kết thúc của quá trình. Dự án hoàn thành sẽ được giao lại cho khách hàng nếu đó là dự án đặt hàng. Còn nếu là dự án phát triển của xưởng may thì sản phẩm sẽ được đưa ra thị trường.

Trong bước này, nhà quản lý sẽ tổng kết lại cái tốt và chưa tốt của quá trình. Các sai lầm sẽ được uốn nắn và rút kinh nghiệm. Đồng thời những cá nhân làm tốt sẽ được khuyến khích và khen ngợi.

Mỗi hoạt động kinh doanh của xưởng may công nghiệp tại Hà Nội đều cần được quản lý

Mỗi hoạt động kinh doanh của xưởng may công nghiệp tại Hà Nội đều cần được quản lý. Công tác này sẽ đảm bảo cho khả năng thành công cao hơn. Không chỉ thế nó còn giúp xưởng may hoạt động có tổ chức, quy củ và phát triển lâu dài.

  • Hạnh Xưởng May An Phong
  • Theo : xuongmayanphong.vn

---------------------------------------------

Chat với chúng tôi